Vỡ mộng kiếm thu nhập trăm triệu từ nghề môi giới Bất động sản; Thị trường Bất động sản đang có những dấu hiệu bất thường; Đất nền mùa dịch: Người méo mặt bán ra, kẻ hoan hỉ mua vào; Nhiều chủ nhà tố môi giới ép giá thuê mùa dịch; Giá nhà ở Thành phố Thủ Đức vẫn nóng “bỏng” tay… là những thông tin nóng trong tuần qua.
kinh doanh bat dong sanHình minh họa

Vỡ mộng kiếm thu nhập trăm triệu từ nghề môi giới bất động sản

Bỏ việc để làm môi giới bất động sản với hi vọng cải thiện được thu nhập, thậm chí có thể kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng nhưng nhiều bạn trẻ đang phải trả giá khi nghề không như mình tưởng tượng cùng khó khăn ập đến bất ngờ từ dịch bệnh Covid – 19.

Đang có thu nhập ổn định với khoản tiền lương 10 triệu mỗi tháng nhưng Quốc Lân vẫn cảm thấy tự ti mỗi khi ngồi cạnh những người bạn của mình. Cùng học chung một lớp đại học, bằng tốt nghiệp cũng chỉ ở mức khá như nhau nhưng chỉ sau hai năm ra trường Lân đang tụt lại khá xa nếu so sánh về thu nhập với chúng bạn đang làm nghề môi giới bất động sản.

Bán nhà thời dịch, chủ nhà lép vế

Thay đổi kế hoạch tài chính, buộc phải bán nhà trong mùa dịch, nhiều chủ nhà rơi vào tình cảnh “dở khóc, dở cười” khi liên tục bị bên mua “bẻ kèo”, thậm chí ép giá. Mua căn hộ với dự định để lập gia đình rồi dọn về ở vào đầu năm sau, nhưng dịch bệnh khiến mọi kế hoạch của Minh Đức (ngụ Quận 9 cũ) gần như bị đảo lộn.

Thu nhập bị giảm hơn phân nửa vì dịch khiến việc đóng tiền theo theo tiến độ thi công gặp khó, anh Đức đành gác lại kế hoạch mua thêm nhà mới để tập trung đóng tiền trả góp căn hộ mà anh đang sống cùng em gái.

TP.HCM yêu cầu ổn định thị trường bất động sản

UBND TP.HCM yêu cầu Sở Xây dựng theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá bất động sản trên địa bàn.

Sở Xây dựng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm trong việc thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong đó, tập trung kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, có vi phạm về xây dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh, chưa nghiệm thu chất lượng công trình.

Đất nền mùa dịch: Người méo mặt bán ra, kẻ hoan hỉ mua vào

Công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút, cộng với áp lực lãi vay ngân hàng khiến nhiều người vỡ kế hoạch đầu tư buộc phải bán đất, thậm chí “cắt lỗ” để sớm thoát áp lực. Ngược lại, với những nhà đầu tư có nguồn lực tài chính dồi dào thì đây là thời điểm để tích luỹ thêm tài sản với mức giá hấp dẫn.

Bên cạnh những nhà đầu tư lớn đang ôm quá nhiều sản phẩm buộc phải bán bớt để giảm gánh nặng, cân đối lại danh mục đầu tư thì phần lớn những người còn lại không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Họ là những người làm công ăn lương có một số vốn tích luỹ và vay ngân hàng để mua đất rồi tìm kiếm cơ hội tăng giá bán kiếm lời.

Thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu bất thường

Nhu cầu thực giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường bất động sản lại có dấu hiệu tăng mạnh. Giới đầu cơ tham gia thị trường không tuân thủ quy định pháp luật. Đánh giá về tình hình thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), cho biết so với cùng kỳ các năm 2019 và 2020, lượng sản phẩm chào bán trên thị trường 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng cao, trong đó các sản phẩm chào bán đa phần là hàng tồn từ trước.

Tuy nhiên, ngay từ đầu quý 2/2021, Việt Nam đối diện với đợt dịch Covid lần thứ 4. Đợt dịch lần này nguy hiểm nhất, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng đã gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.

Nhiều chủ nhà tố môi giới ép giá thuê mùa dịch

Các chủ căn hộ tại TP.HCM phàn nàn bị môi giới ép giá thuê với lý do thời điểm dịch bệnh khó khăn trong khi môi giới khẳng định đó là lời tư vấn phù hợp với tình hình thị trường.

Chị Tuyết Nguyễn, một chủ nhà tại quận 10, cho rằng việc xin giảm giá chủ yếu đến từ khách thuê chứ không phải ở người môi giới. Do tình hình kinh tế khó khăn chung, nhiều khách thuê muốn xin giảm giá cũng là điều dễ hiểu.

Giá nhà ở Thành phố Thủ Đức vẫn nóng “bỏng” tay

Theo ghi nhận quý 2 vừa qua thành phố có 3 dự án với 2.002 sản phẩm được Sở Xây Dựng TP.HCM cấp phép đủ điều kiện tham gia thị trường bất động sản. Toàn bộ số sản phẩm này đã chào hàng từ trước và đã được khách hàng đăng ký, đặt mua. So với cùng kỳ năm 2020 lượng cung đủ điều kiện bán hàng 6 tháng đầu năm 2021 tăng 9,2%.

Tổng nguồn cung nhà ở chào bán tại TP.HCM đạt 4.028 sản phẩm với 184 căn nhà thấp tầng và 3.844 căn hộ, trong đó phân khúc chung cư cao cấp chiếm 77% và trung cấp đạt 19%, căn hộ bình dân không có sản phẩm nào, nhà thấp tầng chỉ chiếm 4%

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *