Hình minh họa
Ngăn chặn chiêu trò lách thuế chuyển nhượng bất động sản
Để đảm bảo công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tránh thất thu thuế với hoạt động kinh doanh bất động sản, cần thiết phải chấn chỉnh lại các hành vi “đi đêm” của cán bộ và cá nhân liên quan.
Trước đây tại Hà Nội cũng như một số tỉnh, thành có tình trạng người dân mua bán, chuyển nhượng bất động sản giá cao nhưng khi đến cơ quan thuế để khai báo nộp thuế lại ghi giá thấp để được hưởng lợi về thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ… Điều này đã gây ra thất thu thuế, tạo sự không công bằng giữa các cá nhân. Trước thực trạng này, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các ngành chức năng vào cuộc để ngăn chặn hành vi chuyển nhượng bất động sản nhưng trốn thuế với Nhà nước.
Sacombank tạm dừng cho vay bất động sản
Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank) mới đây đã yêu cầu giám đốc khu vực, giám đốc chi nhánh và trưởng phòng giao dịch triển khai và điều hành hoạt động cho vay tại đơn vị với nhiều nội dung.
Theo đó, Sacombank sẽ tập trung cấp tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các ngành thương mại, dịch vụ có giá trị gia tăng cao như xuất khẩu, dịch vụ, logistic.
Vén màn thực trạng “môi giới bất lương”, lũng đoạn thị trường
Ông Đính cho biết, thậm chí, ngay cả nhà môi giới tại các sàn chuyên nghiệp vẫn cố tình “tiếp tay” đẩy giá, thổi giá, tạo ra lợi ích không phục vụ cho phát triển kinh tế của các địa phương. “Có thể nói, thị trường bất động sản giai đoạn vừa qua bị nhiều nhà đầu cơ, môi giới thao túng”, ông Đính nhận định.
Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng những hoạt động môi giới bất động sản không lành mạnh thời gian qua đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản. Bởi vậy, cần phải có chế tài đủ mạnh để lĩnh vực này đi vào nề nếp hơn.
Siết mua bán bất động sản để tránh thất thu thuế
Hiện nay, tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản (BĐS) diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương. Nhiều tỉnh như: Bắc Giang, Phú Thọ… đã có văn bản yêu cầu các sở, cơ quan, địa phương tăng cường quản lý vấn đề này.
Bắc Giang còn yêu cầu các sàn giao dịch BĐS báo cáo định kỳ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng BĐS qua sàn giao dịch theo quy định, bảo đảm số liệu trung thực, đúng và đủ; cung cấp trung thực hồ sơ, thông tin về BĐS và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin cung cấp khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Bên cạnh đó, các đơn vị phải tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh của các sàn giao dịch BĐS, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, các doanh nghiệp đầu tư khu dân cư, khu đô thị.
Bắt tạm giam Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bước đầu, ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VPCQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.
“Cò đất” – nguyên nhân đẩy giá bất động sản
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện tình trạng “sốt đất”, “sốt nhà” khiến giá đất, giá nhà tăng gấp nhiều lần chỉ trong vài tháng, tiềm ẩn nguy cơ hình thành “bong bóng bất động sản”. Việc giá bất động sản tăng bất thường có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng được cho là xuất phát từ việc “cò đất” và môi giới bất động sản liên kết “kích sóng”, “làm giá” để trục lợi.
Bùng nổ giao dịch đất nền mạnh nhất trong những tháng cuối năm 2021 đầu 2022 là các tỉnh phía Bắc với tâm điểm là Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang và Hưng Yên. Theo thống kê, lượt tìm kiếm đất nền và đất nền dự án tại các địa phương này đều tăng hơn 2 con số. Cụ thể, nhu cầu tìm mua đất nền ở Hà Nội tăng 19% so với cùng kỳ 2020 trong khi Hà Nam tăng đến hơn 36% so với tháng 11/2021. Hòa Bình, Hưng Yên và Bắc Giang cũng ghi nhận lượt quan tâm tìm mua đất nền tăng 18-22% trong khi các điểm nóng từ giai đoạn trước là Bắc Ninh, Hải Dương cũng tiếp tục tăng thêm 8-13% so với 1 tháng trước đó.
Lại ‘thổi’ đất Bình Dương, Bình Phước
Bắt đầu từ ngày 21-3, dọc hai bên đường ĐT 753, hàng trăm “cò đất”, nhân viên môi giới bất động sản đứng thành từng nhóm, có nhóm còn xếp bàn, ghế ngồi bên lề đường chào mời mua đất. Hàng loạt khu đất vốn là đất nông nghiệp diện tích hàng hécta đã được san phẳng, cắm cọc phân thành các lô nhỏ rao bán.
Nguyễn Anh T., một môi giới bất động sản, cho biết ngay khi có thông tin trên báo chí về việc sẽ xây cầu Mã Đà, sáng sớm 21-3, T. cùng một nhóm bạn từ Bình Dương lên “nằm vùng” tại khu vực này và chỉ trong ngày đầu, T. “lướt sóng” kiếm được hơn 1 tỉ đồng (?!). Theo T., cơn sốt đất ở đây diễn ra chóng vánh trong khoảng 4 ngày. Giá đất ngày 21-3 khoảng 100 triệu đồng/m ngang với chiều dài từ 50-100 m, đến ngày thứ 4 đã tăng vọt lên 250-300 triệu đồng, hiện vào khoảng 300-350 triệu đồng, tùy khu vực.