Wellness tourism dịch sang tiếng Việt có nghĩa là du lịch sức khỏe. Tuy nhiên, wellness ở đây không chỉ biểu thị sức khỏe thể chất mà còn bao gồm một tinh thần lạc quan, khỏe mạnh.

Wellness tourism ngày càng trở nên thịnh hành trong xã hội hiện đại, khi con người phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và các áp lực tâm lý nặng nề… Chính vì vậy, mục tiêu của du lịch chăm sóc sức khỏe chủ yếu để thư giãn, nghỉ ngơi, làm đẹp và lấy lại cân bằng cuộc sống.

Theo khảo sát của Hiệp hội Du lịch Sức khỏe (WTA), 76% người tham gia muốn chi nhiều hơn cho các chuyến du lịch để cải thiện sức khỏe và 55% sẵn sàng trả thêm tiền cho các dịch vụ trị liệu tâm lý. Báo cáo của Viện Sức khỏe Toàn cầu (GWI) cũng cho thấy, du lịch chăm sóc sức khỏe có thể đạt tốc độ tăng trưởng 20,9% trong 5 năm từ 2020 đến 2025.

1 26

Nhiều khách du lịch sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các dịch vụ wellness hồi phục sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần (Ảnh minh họa)

Những năm gần đây, châu Á là thị trường dẫn đầu doanh thu du lịch wellness. Còn trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là một trong những quốc gia thành công bậc nhất khi kết hợp sức khỏe vào các dịch vụ du lịch.

Xứ Chùa vàng có rất nhiều spa, nhà hàng sức khỏe, trung tâm giảm cân, trung tâm chăm sức khỏe và sắc đẹp, y học cổ truyền… Ngoài ra, Thái Lan còn phát triển các bệnh viện, khu trị liệu sức khoẻ kết hợp với du lịch, có thể níu chân du khách từ 3 – 21 ngày.

Có thể nói du lịch sức khỏe chính là “thỏi nam châm” thu hút du khách nước ngoài đến Thái Lan. Trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, ngành du lịch đóng góp 3.000 tỷ baht cho nền kinh tế Thái Lan vào năm 2019. Trong đó 2.000 tỷ baht đến từ khách du lịch nước ngoài (chiếm 12% GDP).

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *