Vị trí tốt nhất để đặt phòng làm việc của lãnh đạo là ở trung tâm của văn phòng hoặc trụ sở. Với các cơ sở kinh doanh, nên đặt bàn làm việc của người lãnh đạo ở tầng một. Bên cạnh đó, cần lưu ý những điều sau để bố trí bàn làm việc của sếp hợp phong thủy:
Không đặt bàn làm việc của sếp ở vị trí đối diện trực tiếp với cửa ra vào. Điều này nhằm đảm bảo căn phòng không bị ảnh hưởng bởi các tạp âm bên ngoài cũng như sự nhòm ngó của người qua lại. Tốt nhất nên bố trí ở phía bên phải so với cửa ra vào. Đây cũng là cách ngăn các “sát khí”, rất có lợi với người lãnh đạo.
Phía sau bàn làm việc của sếp nên là một bức tường chắc chắn, giống như “chỗ dựa”. Giữa lưng người ngồi với tường không nên để khoảng cách quá lớn. Cách bố trí này giúp sếp thêm tự tin, không bị chi phối bởi cảm giác trống trải.
Với căn phòng có cửa sổ, không được để cửa sổ đối diện với các biểu tượng được cho là không “lành” như ống khói, cột điện… Nếu được, nên chọn văn phòng của sếp có cửa sổ đối diện với khung cảnh thiên nhiên hữu tình như vườn cây, núi non… Bên ngoài cửa sổ phòng làm việc của sếp cũng không nên có đường đi qua.
Không nên đặt bàn làm việc của sếp ở vị trí khi ngồi lưng quay ra phía cửa. Phong thủy cho rằng, cửa là nơi nạp khí, bao gồm cả sinh khí và sát khí. Do đó, nếu để sếp ngồi quay lưng ra cửa thì sau lưng không có “chỗ dựa”, khiến sếp có cảm giác bất an.
Bố trí phòng làm việc cho sếp hợp phong thủy sẽ giúp công ty phát triển tốt. Ảnh minh họa
Hơn nữa những tạp âm bên ngoài tác động và kích thích phía sau lưng cũng khiến cho đại não không yên. Nếu để sếp ngồi ở vị trí này sẽ luôn khiến tinh thần bất ổn, căng thẳng, tâm trí sẽ rối loạn, có thể đưa đến những quyết sách sai lầm trong công việc.
Nên bố trí bàn viết của sếp ở bên phải cửa ra vào, bàn làm việc và cửa ra ở vị trí chéo góc với nhau và có khoảng cách nhất định. Không nên đặt bàn quá gần cửa vì sẽ khiến người ngồi làm việc bị sát khí quấy nhiễu, giảm hiệu suất làm việc, hơn nữa còn có thể gây ra một số bệnh tật.
Không nên đặt bàn làm việc của sếp ở vị trí phía sau là cửa sổ. Ngồi ở vị trí này, đường đi của gió và ánh sáng sẽ bị chính người ngồi ngăn trở, phong thuỷ gọi là chặn sự lưu thông của khí, khiến sinh khí trở thành sát khí. Nếu sếp ngồi làm việc lâu dài ở vị trí này, sự nghiệp có thể suy vi.
Phòng làm việc của sếp không nên bố trí gần cửa sổ của căn phòng có đường đi qua. Cửa sổ cũng là nơi nạp sinh khí và sát khí, do đó nếu quá gần đường qua lại, không gian trong phòng sẽ bị ảnh hưởng bởi các âm thanh bên ngoài… trong phong thủy đều là những tác động không tốt, rất bất lợi cho việc điều hành và sự nghiệp của người làm việc tại đó. Trong trường hợp buộc phải bố trí phòng làm việc của sếp ở đây, nên lắp rèm che kín.
Không nên kê bàn làm việc của sếp ở vị trí chính giữa căn phòng, vì như vậy là ở vào thế trống trải, không có “chỗ dựa” khiến sếp bị cô lập.
Cuối cùng, khi bố trí văn phòng cho sếp nên áp dụng công thức “Nhất vị, nhị hướng”. Cụ thể, vị trí ngồi làm việc của sếp phải được bố trí tại một trong bốn phương vị tốt theo mệnh cung của sếp (vị trí ngồi làm việc tốt được tính so với trung tâm phòng làm việc). Tiếp theo là hướng, nên bố trí làm sao để khi ngồi làm việc thì mặt của người lãnh đạo sẽ nhìn về một trong bốn hướng tốt theo mệnh cung của mình.
Muốn minh mẫn khi điều hành, người ngồi làm việc phải tiếp nhận được sinh khí tốt trong phòng làm việc. Để có thể đạt được điều này, nên đặt một quả cầu phong thủy bằng thạch anh tại phương vị Đông Bắc hoặc tại phương vị Tây Nam (so với trung tâm bàn làm việc) của bàn làm việc. Cầu thủy tinh sẽ giúp tăng thêm lòng hăng say công việc và sự minh mẫn cho sếp.
Bên cạnh đó, khi chọn vị trí văn phòng làm việc cần tránh những nơi hay phải kiêng kị như đình, chùa, miếu mạo hoặc các bãi tha ma, bệnh viện, nhà giam, tòa án… Đây là những nơi quá thịnh về âm khí hoặc dương khí, ngoài ra là các sát khí khác không thuận lợi cho người lãnh đạo.