Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lĩnh vực Bất động sản vẫn hút nguồn tiền lớn từ các đối tác nước ngoài.

2 23

Ảnh minh hoạ.

Từ đầu năm đến nay, ngành bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức làm ảnh hưởng đến triển vọng ngành, như: lãi suất tăng ảnh hưởng đến quyết định mua nhà; giá vật liệu tăng có thể làm tăng giá nhà ở; thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Vào tháng 4/2022, để hạn chế đầu cơ bất động sản, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng giám sát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và hạn chế tín dụng đối với đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu cần giám sát thị trường TPDN do rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất.

Để giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính minh bạch của thị trường, Bộ Tài chính đang khẩn trương rà soát khung pháp lý với các điều kiện chặt chẽ hơn đối với các tổ chức phát hành, đặc biệt là phát hành riêng lẻ. NHNN sẽ giám sát, kiểm tra các tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, đầu tư, phân phối trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, kết quả kinh doanh âm và không có tài sản đảm bảo.

Do đó, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản sẽ bị kiểm soát chặt chẽ trong vài quý tới.

Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành TPDN, các chủ đầu tư Việt Nam có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới.

Tuy nhiên, dù nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, ngành bất động sản vẫn cho thấy sức hấp dẫn khi hút được nguồn tiền lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm.

Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2022, đã có 10,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm là 5,29 tỷ USD, tăng 92,5% so với cùng kỳ. Vốn điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh, lần lượt là 92,5% và 74,5% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên 2,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam.

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *