Nợ xấu, tồn kho lớn, DN phá sản, người mua không có nhà,… hậu quả của một thời kỳ sốt nóng BĐS. Trải qua 20 năm, thị trường BĐS Việt Nam có những bước thăng trầm, từ lúc sốt nóng hầm hập tới nay vẫn đang chậm chạp hồi sinh.
Mỗi bước thăng trầm của thị trường bất động sản Việt Nam thường gắn liền với các biến cố vĩ mô và chính sách đối với bất động sản.

Lạm phát bùng nổ vào năm 2011 và chính sách thắt chặt tiền tệ đã dập tắt cơn sốt cục bộ nhà đất ở Đà Nẳng và Hà Nội. Chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, do đó thắt chặt tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có chứng khoán và bất động sản. Thị trường nhà đất sau đó gần như đóng băng, thanh khoản giảm mạnh.

Thời điểm năm 2012, tồn kho bất động sản tại lên tới trên 100 nghìn tỷ, hiện đã giảm xuống còn khoảng trên 80 nghìn tỷ. Khó khăn này đã ảnh hưởng không chỉ đến các DN bất động sản mà còn tác động tới rất nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế như vật liệu, xây dựng, lao động, ngân hàng…

Cuối năm ngoái, nhiều chuyên gia đã tranh cãi nhau về vấn đề thị trường liệu đã chạm đáy. Đến thời điểm này, câu trả lời vẫn chưa thực sự rõ ràng, sự chuyển biến ở một vài phân khúc cũng chỉ là ánh sáng le lói của thị trường.

Nhìn lại lịch sự của thị trường BĐS có thể thấy, chu kỳ diễn ra ngày càng phức tạp hơn và không một chuyên gia nào có thể đoán trước được thời thế.

Cơn sốt 1993-1994: Diễn ra trong bối cảnh Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Đây được xem là thời hoàng kim của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8,1%, năm 1994 tăng 8,8% và đỉnh điểm năm 1995 tăng 9,5%. Tăng trưởng mạnh của GDP khiến người ta tin vào tương lai sáng lạn của nền kinh tế đã thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh.

Giai đoạn đóng băng 1995-1999: Sau cơn sốt mạnh, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm. Nguyên nhân do các chính sách vĩ mô và sự biến động của nền kinh tế.

Bùng nổ 2001-2002: Sau giai đoạn đóng băng kéo dài 5 năm, thị trường bất động sản bắt đầu chuyển mình vào năm 2000 và bùng nổ vào giai đoạn 2001-2002.

Nguội lạnh 2002-2006: Năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.

Sốt nhà đất 2007-2010: Sau 4 năm trầm lắng, thị trường bất động sản lại sốt nóng sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cơn sốt này diễn khi nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao.

Như vậy, chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây thị trường nhà đất Việt Nam đã trải qua 6 lần sốt giá và suy giảm.
1 46
Trong vòng 20 năm kể từ năm 1990 đến nay, thị trường BĐS đã chứng kiến một sự đổi thay chóng mặt.

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *