Nhiều cán bộ ở Bình Chánh đã bị xử lý do để xảy ra xây dựng không phép.
Ba năm trôi qua, kể từ khi TP.HCM phát hiện hàng ngàn vụ xây nhà không phép, đặc biệt là các quận, huyện vùng ven như Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn… chính quyền TP và các quận, huyện đã quyết liệt xử lý tháo dỡ hàng ngàn căn nhà, kỷ luật hàng loạt cán bộ có liên quan. Đến nay tình hình đã giảm đáng kể, tuy nhiên vẫn không thể nào giải quyết dứt điểm.
Riêng Bình Chánh vẫn còn hàng trăm vụ xây dựng không phép trong tám tháng đầu năm 2016. Vấn đề đặt ra là quản lý nhà nước bất lực hay còn có nguyên nhân nào khác?

22 2

Cán bộ trật tự đô thị xã Vĩnh Lộc B đang chỉ vào thông báo tháo dỡ một căn nhà không phép tại xã. Ảnh: HỒNG TRÂM
Phối hợp không tốt, chậm ngăn vi phạm
“Ngay sau khi báo Pháp Luật TP.HCM đăng tải các thông tin liên quan đến tình trạng “cò” xây dựng không phép (trong các số báo ngày 11 và 12-9), chúng tôi đã chỉ đạo các xã rà soát, kiểm tra và xem xét có hay không việc cán bộ tiếp tay cho “cò” xây dựng. Sau khi kiểm tra, các xã phải báo về cho huyện để tổng hợp báo cáo UBND TP.HCM. Nếu phát hiện có dấu hiệu tiếp tay cho việc xây dựng không phép thì sẽ xử lý nghiêm theo quy định”. Ngày 13-9, ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, thông tin.
Trước đó, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Hồng thừa nhận tình trạng xây dựng không phép trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến phức tạp, dù địa phương này đã vào cuộc rất quyết liệt.
“Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xây dựng không phép. Thứ nhất cũng là nguyên nhân quan trọng nhất chính là các xã đã đô thị hóa hết nhưng vẫn phải theo cơ chế quản lý nhà nước theo kiểu nông thôn. Điều này kéo theo hàng loạt hệ lụy vì bộ máy quản lý nhà nước theo cơ chế xã đã quá tải, không đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. Thứ hai là do vấn đề quy hoạch hiện không còn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. Thứ ba là cơ chế phối hợp xử lý nhà không phép giữa các xã, huyện và Sở Xây dựng còn bất cập” – ông Hồng phân tích.
Trong đó, ông Hồng cũng khẳng định là đội ngũ cán bộ còn hạn chế về năng lực và có cả tiêu cực trong việc xử lý nhà không phép. Liên quan đến vấn đề xử lý cán bộ, ông Hồng thông tin đến thời điểm này có hơn 100 cán bộ, cả lãnh đạo và chuyên viên ở huyện đã bị kỷ luật, điều chuyển công tác, cho nghỉ việc, thậm chí khởi tố hình sự.
“Lãnh đạo và cán bộ địa chính ở các xã Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Đa Phước, Tân Quý Tây, Tân Túc đã phải thay mới hết. Riêng ba xã Bình Hưng, Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B đã phải xử lý rất nhiều cán bộ. Chiếc áo nông thôn của ba xã này đã quá chật nên đồng chí lãnh đạo nào giỏi cách mấy có về đây thì nguy cơ bị kỷ luật cũng rất cao” – ông Hồng nói.

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *