Định hướng của Long An thời gian tới là tập trung phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều chất xám gắn với kiến tạo đô thị hiện đại. Dự kiến, đến năm 2030 Bến Lức sẽ kết hợp với TP. Tân An và TP. Bình Chánh hình thành chuỗi đô thị vệ tinh hiện đại phía Tây Nam TPHCM.
Để chuẩn bị cho giai đoạn đột phá, thời gian vừa qua, Bến Lức đã đón nhận loạt dự án hạ tầng nâng cao khả năng liên kết vùng như cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc TPHCM – Trung Lương, quốc lộ 1A, đường Tân Tạo – Chợ Đệm… Từ nay đến năm 2025, Long An tiếp tục chi khoảng 30.000 tỷ đồng hoàn thiện mạng lưới giao thông tại Bến Lức. Có dự án lớn gồm Vành đai 3, Vành đai 4, đường Lương Hòa – Bình Chánh, đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt (TPHCM) đến cao tốc TPHCM – Trung Lương và các tuyến đường tỉnh như ĐT 830E, ĐT 826E, ĐT 824… Ngoài ra, tương lai Bến Lức còn hưởng lợi lớn từ các dự án trọng điểm quốc gia như cao tốc Đức Hòa – Chơn Thành, metro Bến Thành – Tân Kiên và đường sắt TPHCM – Long An – Cần Thơ.
Cuộc sống thảnh thơi, an nhàn giữa môi trường xanh ngát của một gia đình mới chuyển về sinh sống tại khu đô thị Waterpoint.
Nhận diện tiềm năng bất động sản Bến Lức, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nổi bật trong số đó là khu công nghiệp Tandoland 250 ha; trung tâm kho vận và dịch vụ logistics 10ha. Mới đây, Tập đoàn STS Development của Hàn Quốc đã tiến hành khảo sát tìm địa điểm phù hợp đầu tư dự án khu phức hợp đa năng quy mô 150ha tại Bến Lức. Nếu được triển khai, dự án này sẽ bao gồm trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, sân golf… Ngoài những dự án này, Bến Lức còn đang chứng tỏ “hấp lực” lớn khi gần đây thu hút ngày càng nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.