Tiếp tục nín thở

Anh Phương (TP.HCM), một nhà đầu tư bất động sản lâu năm, cho rằng vẫn chưa nên vội vàng đưa ra quyết định đầu tư ở thời điểm này mà nên dành thời gian quan sát thị trường.

“Nhìn chung việc nới room tín dụng cũng là một tín hiệu tích cực để thị trường phục hồi nhưng vẫn cần thời gian để nhìn nhận tác động của nó lên thị trường. Bất động sản vẫn đang được coi là lĩnh vực có rủi ro cao, nên vẫn sẽ chịu sự kiểm soát mạnh mẽ của các cơ quan quản lý”, anh Phương nhận định.

33333 1

Bất động sản vẫn đang được coi là lĩnh vực có rủi ro cao (Hình minh họa)

Nhà đầu tư cho biết rằng hạn mức tín dụng chỉ là một yếu tố tác động lên thị trường ở thời điểm hiện tại, bên cạnh đó còn có những bài toán khác cần thời gian dài để giải quyết.

Anh Phương cho rằng đối với các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng, những diễn biến mới về việc tăng lãi suất vay cũng sẽ là một rào cản không nhỏ.

Trên thực tế, lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng lên 6,88%/năm. Đây cũng là mức lãi suất qua đêm cao nhất trên thị trường liên ngân hàng trong gần 10 năm qua. Các ngân hàng phải chấp nhận vay của nhau với chi phí vốn cao hơn cả lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ người dân, doanh nghiệp.

Lãi suất vay tăng sẽ tạo nên áp lực tài chính cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như nhà đầu tư cá nhân trong bối cảnh vay ngân hàng vẫn là hình thức khả dĩ nhất để đầu tư. Việc khó tiếp cận nguồn tín dụng không chỉ khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư khó duy trì hoạt động kinh doanh mà còn giảm sức mua của khách hàng.

Theo VNDirect, lãi suất vay mua nhà đã tăng trong bối cảnh lãi suất huy động tăng trở lại và dự báo có thể tăng 30-50 điểm cơ bản trong nửa cuối nay. Ngoài ra, trong bối cảnh tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay thế chấp của các ngân hàng tư nhân dự báo có thể tăng lên 10-10,5%/năm vào cuối năm.

Nhà đầu tư vẫn chùn bước dù nới room tín dụng

Lãi suất vay tăng gây áp lực lên cả doanh nghiệp bất động sản lẫn khách hàng (hình minh họa)

Dưới góc độ chuyên gia, tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam, cho rằng việc nới room tín dụng và tăng nguồn lực sẽ không tạo nên những thay đổi rõ rệt cho các doanh nghiệp hay cải thiện tình trạng hạn chế về nguồn cung trên thị trường. Lý do bởi, ngoài nguồn lực và tài chính thì các thủ tục cơ chế là vấn đề nan giải nhất trong việc phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, không ít dự án còn vướng mắc vấn đề pháp lý.

Xem thêm tại

Krish Nguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *